SEO Kool - Làm SEO với phong cách cực "Kool" !

SEO » Thủ thuật SEO » 3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử ngay

1
3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử ngay
5 (100%) 5 votes

Hôm nay, tôi xin chia sẻ với các bạn 3 tips nghiên cứu từ khóa mà tôi đã tìm hiểu được từ 2 chuyên gia Larry Kim từ WordStream và Will Critchlow từ Distilled. Nếu bạn đang thực hiện công việc tìm kiếm để đạt được một kết quả khác biệt, ngoài việc thu được một từ khóa chính bằng một công cụ tìm từ khóa. Với 3 tips nghiên cứu từ khóa sau đây sẽ giúp bạn có được một kết quả mới và khác biệt cho quá trình nghiên cứu từ khóa của mình.

Có thể bạn quan tâm:

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

#Tips nghiên cứu từ khóa số 1: Thêm ý tưởng với Google Suggest WildCards

Chắc các bạn đã sử dụng Google Suggest như là một thủ thuật nghiên cứu từ khóa cho dự án seo của mình trước đây. Nhưng chắc hẳn nhiều bạn chỉ mới dừng lại ở mức điền từ khóa vào ô tìm kiếm của Google và đợi các gợi ý từ khóa dài được thêm ở tiền tố hoặc hậu tố. Bình thường khi bạn gõ một truy vấn tìm kiếm Google sẽ cung cấp cho bạn các đề xuất gợi ý để hoàn thành truy vấn:

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

Những gợi ý được đưa ra thông qua thủ thuật nghiên cứu từ khóa sử dụng Google Suggest được dựa trên các truy vấn thực sự của người dùng trên web. Google đang cố kết nối người dùng với các nội dung mà họ đang tìm kiếm. Là một nhà tiếp thị, thì điều này vô cùng hữu ích với bạn bởi vì nó giúp cho bạn thấy được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng tiềm năng trong thị trường của bạn. Và cũng với các gợi ý này bạn có thể có thêm ý tưởng cho nội dung trên web với các chủ đề được gợi ý đó.

Với tips nghiên cứu từ khóa thứ nhất này thì bạn sẽ có được các gợi ý từ khóa không chỉ có thêm tiền tố và hậu tố mà các từ gợi ý hoàn thành truy vấn còn có thể xuất hiện ở giữa các từ khóa. Như vậy bạn đã có thêm một mẹo nghiên cứu từ khóa để bổ sung rất nhiều ý tưởng mới về từ khóa cũng như nội dung cho dự án SEO của mình.

Vậy để có được các gợi ý từ khóa dài thêm ở tiền tố, hậu tố hay ở giữa từ khóa đó thì làm như thế nào? Vâng câu trả lời rất là đơn giản đó là chúng ta áp dụng tips nghiên cứu từ khóa dùng thẻ wild cards như ở tiêu đề tôi đã nói. Cách nghiên cứu từ khóa này rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một ký tự “_” ở bất cứ vị trí nào trong cụm từ truy vấn tìm kiếm của bạn để có thể nhận được gợi ý điền vào chỗ trống đó.

Ví dụ:

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

Với tips nghiên cứu từ khóa này khá là hữu dụng để tìm kiếm thêm những từ khóa dài mà nhiều công cụ không tìm được. Nhưng lưu ý rằng không phải mọi tìm kiếm sử dụng thẻ wildcards sẽ hoạt động, nhiều trường hợp truy vấn sử dụng thẻ wildcards ở một số vị trí không có cụm từ nào để điền vào thì Google sẽ mặc định các đề xuất thông thường của nó.

#Tips nghiên cứu từ khóa số 2: Lấy ý tưởng từ trang web đối thủ của bạn

Bạn không nên nghĩ rằng mình đang “ăn cắp ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh của mình” bởi vì nghe như vậy không được thiện cảm cho lắm. Thay vào đó, bạn nên nghĩ theo một chiều hướng tích cực hơn đó là chúng ta đang “hóa thân thành một nhân vật thần tượng của mình”, bắt chước nhân vật đó. Có những trang web trong thị trường ngách của bạn mà bạn tìm đến bởi vì họ dường như luôn làm rất tốt công việc của mình.

Với Google Keyword Planner có một mẹo nghiên cứu đối thủ nằm trong tính năng bộ lọc cho phép bạn cho một url vào để kiểm tra xem những từ khóa nào mà mọi người đang sử dụng để vào trang web đó. Có lẽ Google tạo ra nhằm mục đích điền url trang web riêng của bạn vào để tự kiểm tra. Nhưng bạn có thể điền bất kỳ một trang web nào vào ô “Your landing page” để nghiên cứu kể cả của đối thủ, sau đó nhấp vào “ Get ideas”.

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

Bạn có thể lựa chọn tab “ad group ideas” hay “keyword ideas” để tìm ý tưởng từ khóa hoặc một nhóm ý tưởng quảng cáo.

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

Rất nhiều chỉ số của những từ khóa được hiển thị và nhìn thấy ngay ở phía bên phải. Và nếu đi sâu hơn vào từng từ khóa, từng nhóm thì bạn sẽ có được một cái nhìn tốt hơn về ý định của những người sử dụng từ khóa đó để tìm kiếm. Từ đó bạn có thể xác định được hướng nội dung của mình để tiếp cận được với truy vấn của họ.

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

Trước khi bạn bắt đầu nhắm mục tiêu đến một từ khóa hay chủ đề nào đó thì đừng quên Google đã xếp hạng cho một vài trang web cho những từ khóa đó vì vậy bạn nên xem những đối thủ đã xếp hạng ở trang 1. Để xếp hạng cho một từ khóa hay chủ đề thì bạn nên tạo ra một điều gì đó có giá trị hơn những gì đối thủ tạo ra trước đó.

#Tips nghiên cứu từ khóa số 3: Sử dụng công thức chỉ số cạnh tranh bí mật của Larry

Trong một buổi hội thảo trên web của mình, Larry đã cho mọi người thấy công thức mà ông sử dụng để ưu tiên cho một số từ khóa và tạo nội dung cho chúng. Ông gọi đó là “Larry’s Priority”. Đây là một tips nghiên cứu từ khóa mà không nhiều người biết vì vậy bạn hoàn toàn có thể tạo được sự khác biệt của mình với đối thủ.

Công thức của “Larry’s Priority”:

Priority = [ (Estimated Volume) * (Estimated CPC) ] / (Keyword Competition)

Trong đó:

Estimated Volume ~ Opportunity

Estimated CPC ~ Commercial value

Keyword Competition ~ Likelihood of success

Cách hoạt động của công thức này là bạn sẽ lấy số lần tìm kiếm trung bình hàng tháng của từ khóa nhân với giá thầu được đề xuất, và sau đó chia cho độ cạnh tranh của từ khóa đó. Như vậy bạn đã có được điểm ưu tiên dành cho từ khóa mà bạn đang kiểm tra.

Lưu ý rằng công cụ Keyword Planner sẽ không cung cấp cho bạn giá trị của độ cạnh tranh từ khóa thay vào đó nó sẽ hiển chị cho bạn các mức độ cạnh tranh là  “cao, trung bình và thấp”. Để có được giá trị của chỉ số này bạn cần download bảng danh sách từ khóa đó về máy thì sẽ thấy được giá trị của độ cạnh tranh là từ  đến 1.

3-Tips-nghien-cuu-tu-khoa

3 Tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử

Với tips nghiên cứu từ khóa này, bạn sẽ được cung cấp một ý tưởng về tính thực tế của từ khóa để bạn có thể nhắm mục tiêu từ khóa có giá trị thương mại cao nhất. Bạn có thể muốn đi theo những từ khóa với lượng tìm kiếm cao bởi vì chúng sẽ cung cấp cho bạn giá trị về lượng traffic truy cập. Nhưng bạn không cần nhất thiết nên đi theo các từ khóa có độ cạnh tranh cao, bởi vì như vậy khả năng bạn được xếp hạng sẽ thấp hơn.

Ví dụ sử dụng công thức cho một vài từ khóa:

  • Từ khóa “using social media for business” có khối lượng tìm kiếm trung bình hàng tháng là 390, giá thầu đề xuất là 26.85 và giá trị độ cạnh tranh là 0.9 vì vậy điểm ưu tiên bằng: (390*26.85)/0.9 = 11635
  • Tương tự ta có điểm ưu tiên của các từ khóa khác là:
    • “How to use social media” đạt 2769.39 điểm
    • “Using social media” đạt 2456.05 điểm
    • “Social media monitoring tools” đạt 23158.37 điểm

Xếp hạng điểm các từ khóa từ cao xuống thấp theo số của Larry bạn sẽ có được như sau:

  1. “Social media monitoring tools”
  2. “Using social media for business”
  3. “How to use social media”
  4. “Using social media”

Từ khóa nào đạt điểm số cao nhất thường sẽ là từ khóa mang lại cho bạn lợi tức tiềm năng nhất. Nếu bạn có một tên miền lớn có nhiều sức mạnh và có thể xếp hạng tốt cho các từ khóa có độ cạnh tranh cao thì bạn có thể bắt đầu từ những từ khóa tốt nhất. Còn nếu bạn có một trang web mới, sức mạnh chưa đủ lớn để cạnh tranh thì bạn nên bắt đầu từ những từ khóa ở giữa sẽ phù hợp hơn với vị trí hiện tại của bạn do chúng ít cạnh tranh hơn nên dễ xếp hạng hơn.

Trên đây là bài viết nói về “3 tips nghiên cứu từ khóa mà bạn nên thử ngay” tôi hy vọng bạn thích bài này. Nếu bạn có bất kỳ ý kiến hay nhận xét nào hãy bình luận vào phía dưới bài đăng của chúng tôi và nếu bài đăng này có ích thì hãy chia sẻ nó với mọi người.

 

Bản quyền thuộc về Seokool.com . Vui lòng trỏ link về bài viết gốc, ghi rõ nguồn http://Seokool.com và tên tác giả viết bài nếu các bạn copy bài viết này.

Bài viết liên quan


1 Comment

  1. kiên says:

    thanks you ad nha. Giờ mình mới biết đến cách sử dụng thẻ wild cards trong google suggest

Leave a Reply