Đa số mọi người dễ dàng thoát khỏi ngay trang web khi không thấy được thông tin gì cần tìm và hữu ích cho mình hoặc đơn giản chỉ vì tốc độ tải trang đó quá dài và họ thường không bỏ nhiều thời gian để chờ đợi điều đó. Đó chỉ là vì một vài lý do khiến người dùng không hứng thú và khiến tăng tỉ lệ Bounce rate trên trang web của bạn. ngay sau đây tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách để giảm tỉ lệ bounce rate trên website.
Nội dung chính
- 1 Tỉ lệ Bounce rate là gì?
- 2 Cải thiện chất lượng nội dung sẽ giảm tỉ lệ Bounce rate:
- 3 Điều hướng internal link hợp lý:
- 4 Thiết kế ảnh hưởng tới tỉ lệ Bounce rate
- 5 Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến tỉ lệ Bounce rate
- 6 Quảng cáo khôn khéo tránh tăng tỉ lệ Bounce rate
- 7 Like xong mới cho xem ảnh hưởng tới tỉ lệ Bounce rate
- 8 Thiết kế các bài viết liên quan dưới bài đăng
- 9 Chia thành đoạn của bài viết dài
Tỉ lệ Bounce rate là gì?
Tỉ lệ thoát ( bounce rate) là tỉ lệ người dùng click chuột vào một website và sau đó bỏ đi hoặc thoát ra mà không có bất kỳ một tương tác nào hoặc nhấp qua bất kỳ một trang nội dung nào khác trên website.
Một ví dụ cụ thể:
Có 1000 người vào website của bạn, có 500 người thoát ngay sau khi đọc bài thì tỉ lệ Bounce rate của trang là 50%, con số đẹp ^^
Để có thể đo được tỉ lệ Bounce rate chuẩn nhất là cài Google Analytics để phân tích, ví dụ như trong hình dưới đây:

Sử dụng Google Analytics để kiểm tra
Cải thiện chất lượng nội dung sẽ giảm tỉ lệ Bounce rate:
Bạn có thể đầu tư viết nội dung rất chất lượng, độc đáo không lặp lại ý tưởng. Nhưng vẫn không rõ lý do vì sao tỉ lệ Bounce rate vẫn cao?
Dĩ nhiên sẽ không nằm ở chỗ nội dung của bạn có hay hay không mà bởi vì nội dung của bạn không đúng đối tượng. Nếu có hay tới đâu mà không đúng đối tượng thì gần như chắc chắn cứ kích vào là thoát ra, không cần bàn cãi.
Ví dụ như: Bạn SEO từ khóa “ Nhận chuyển nhà khẩn cấp”. Tuy bài viết hướng đến khách hàng tại Hà Nội và nội dung trong bài tập chung vào khu vực này. Khi đó, gần như các ông ở Sài Gòn mà lỡ tay kích vào thì cũng thoát ra ngay sau đó.
Vậy để cải thiện vấn đề này thì bạn phải tạo được nội dung thật bổ ích, hướng đúng đối tượng, phân bổ từ khóa hợp lý. Nếu không hãy dùng 1 link nội bộ điều hướng dành riêng cho đối tượng đó.

Cải thiện chất lượng nội dung
Điều hướng internal link hợp lý:
Viết bài hay chưa đủ, hãy tạo một trang giống như Wikipadia vậy. Trong quá trình nghiên cứu bài viết của bạn thì người dùng có cơ hội bấm vào các link để tìm hiểu tận gốc rễ của vấn đề. Dĩ nhiên nhất thiết là chúng phải liên quan tới nhau một tí, chứ nếu không sẽ làm cho khách hàng rối rám trong quá nhiều link vô nghĩa.
Đây là cách cực hay cho các site có nội dung tin tức, học thuật hay kinh nghiệm. Đặc điểm chung của các site này là có nội dung chồng chéo, đan xen, dễ hiểu cũng như giảm tỉ lệ bounce rate.
Bạn có thể tham khảo : 5 cách tối ưu internal link bá đạo nhât năm 2017
Bạn có thể làm theo cách như sau:
- Các bài viết nên tập chung chính vào một nội dung, thông tin liên quan nên được viết tại một bài khác..
- Chia nội dung bài viết theo bố cục rõ ràng, theo từng phần nội dung cơ bản.
- Trong mỗi một thông tin bạn có thể đề xuất một thông tin nổi bật, một ghi chú hay thuật ngữ cần được giả thích rõ hơn… tù đó liên kết cho bài viết tiếp theo.

Điều hướng link nội bộ
Thiết kế ảnh hưởng tới tỉ lệ Bounce rate
Hãy đảm bảo thiết kế của bạn đủ dễ chịu để giảm tỉ lệ Bounce rate. Ý của tôi không phải là để làm vừa lòng tất cả khách hàng, chúng ta không làm được vì mỗi khách hàng có những sở thích khác nhau mà chúng ta không thể chiều hết được. Nhưng hãy thiết kế giao diện làm sao để đặt mình vào trải nghiệm của khách hàng sẽ cảm thấy dễ chịu khi mới click vào trang.
Một giao diện nhì nhàng, nhấp nháy, đưa đẩy thường không được ưu chuộng nữa, họ sẽ sớm bỏ website của bạn cho dù bạn có đứng top đi chăng nữa.
Cách xử lý thì tôi không đưa ra khuân mẫu chung được vì đây là tùy vào cảm quan của người dùng, nhưng hãy làm sao để giao diện đó đơn giản, màu sắc không sặc sỡ và nhất là càng dễ dùng càng tốt để giảm tỉ lệ Bounce rate. Nếu bạn làm được như “ trang tìm kiếm của Google” thì chuẩn khỏi cần chỉnh. Không thì hãy xem giao diện của trang này để nảy thêm nhiều ý tưởng.
Tốc độ tải trang ảnh hưởng đến tỉ lệ Bounce rate
Thông thường thì website nào cũng không được vượt quá con số 4 giây tải trang. Theo nghiên cứu thì website mà vượt quá 4 giây truy cập thì sẽ bị người dùng chuyển hướng ngay lập tức. Ai cũng thích tốc độ và ai cũng thích tiết kiệm thời gian
Vì vậy hãy kiểm tra tốc độ load trang chậm do đâu, sau đó cải thiện. Hoặc hãy làm việc với bên code nhé.

Tốc độ tải trang ảnh hưởng tới trải nghiệm người dùng
Quảng cáo khôn khéo tránh tăng tỉ lệ Bounce rate
Hãy sử dụng các vị trí quảng cáo không làm rối mắt người dùng, hoặc là khách hàng sẽ từ bỏ trang của bạn
Like xong mới cho xem ảnh hưởng tới tỉ lệ Bounce rate
Tôi thật sự không hiểu có một số trang đã dùng cách này và dĩ nhiên đó là tối kiến, kết quả là tôi thường thoát ngay ra ngoài và tìm website khác có nội dung tương tự. Điều này làm cho người dùng cảm thấy rất khó chịu và bị lợi dụng hoặc đang ép buộc họ. Bạn hãy nhớ rằng không chỉ mình web của bạn mà đối thủ của bạn cũng có, nên hãy tránh làm mấy điều mu muội này!
Thiết kế các bài viết liên quan dưới bài đăng
Ví dụ như seokool.com, chúng tôi đã thiết kế phần mục lục ẩn để khách hàng có thể tùy ý lựa chọn mục mình cần tìm hiểu và phần bên dưới chúng tôi cũng cấp danh sách các bài liên quan. Hành động này nhằm tăng tỉ lệ thu hút và giảm tỉ lệ Bounce rate .
Chia thành đoạn của bài viết dài
Đây thuộc một mẹo trong làm SEO và cũng là một mẹo hay để giữ chân người dùng. Chắc chắn họ sẽ lưu lại trang để đọc phần tiếp theo của câu chuyện, chẳng ai muốn đọc một nửa bài viết mà chưa ra vấn đề của mình cả.
Trên đây là một số mẹo mình có thể liệt kê ra để làm giảm tỉ lệ bounce rate, thiếu thì anh ,chị, em, bạn bè thêm mà sai thì cũng gạch đá ngay để mình biết nhé!
Bạn có thể quan tâm tới các thuật ngữ trong seo
Chúc mọi người thành công!
Bản quyền thuộc về Seokool.com . Vui lòng trỏ link về bài viết gốc, ghi rõ nguồn http://Seokool.com và tên tác giả viết bài nếu các bạn copy bài viết này.
Bài viết rất hữu ích bạn ạ, cảm ơn bạn rất nhiều đã chia sẻ thông tin này
“Các bài viết nên tập chung chính vào một nội dung, thông tin liên quan nên được viết tại một bài khác..”
Ý nay của bạn mình chưa hiểu rõ lắm, bạn giải đáp giúp mình được không?
Hóa ra quảng cáo cũng ảnh hưởng tới tỉ lệ thoát trang 🙁 mình lại không biết gì cả. cảm ơn bạn nha!
Vậy bao nhiêu % là cao, bao nhiêu % là thấp, mức nào thì báo động và đến mức nào thì bị rớt hạng ?
Thật sự là mình cần 1 thông số tương đối cũng đc !
75% là cao rồi, thông thường <50 là ok, bạn xem lại nội dung để giữ chân khách hàng. Tỉ lệ thoát như thế thì vào xem giá xong ra luôn rồi.
Tùy theo website bạn à, đối với site tin tức thì tỉ lệ bount rate khoảng 45%, còn với site khác tỉ lệ bount rate khoảng từ 30 -> 40% là ổn.
tỉ lệ thoát là vào rồi thoát ngay hả các bác? có 1 khoảng thời gian tiêu chuẩn nào để đánh giá thế nào là bị liệt vào tỉ lệ thoát không? nếu vậy thì đặt popup là không nên phải không vì thường người dùng sẽ tắt popup ngay khi nó vừa hiện
tỉ lệ thoát càng cao thì độ trust càng giảm
như vậy thì bounce rate của mấy site phim chắc thấp tí nhỉ 😀
tỷ lệ thoát cũng chỉ là tương đối thôi, tương ứng với số lượng lượt view lớn nhưng tỉ lệ thoát tầm 70-80% cũng là bình thường , lượng khách thấp nhưng tỷ lệ này quá cao mới là vấn đề , chứng tỏ sai mình không có gì để kách hàng lưu luyến ở lại cả .
Hầu như các trang mình làm lên top đều có tỷ lệ thoát <45%. Theo mình biết thì Google đánh giá khá cao cho việc này. Bạn nên xem lại nội dung xem sao