SEO » Quy trình SEO
Quy trình seo đối với một người seoer mới bắt đầu vào ngành quảng cảo kinh doanh online cũng là một phần rất là quan trọng cho quá trình vận hành. Seo là một trong số cái tên nổi bật và quen thuộc từ các công cụ tìm kiếm. Nếu một người đã từng tiếp xúc với môi trường online marketing thì không thể nào không biết đến SEO. Nhưng để có một quy trình seo cụ thể cho một chiến dịch không phải ai cũng làm được điều đó.
Người mới bắt đầu tìm hiểu về seo thì việc mày mò tìm kiếm một quy trình seo 1 dự án bài bản theo một chuyên gia nhất định nào đó cũng gặp nhiều khó khăn. Là người mới mà, nên họ không tin tưởng vào một quy trình seo cơ bản như thế mà có thể làm nên một dự án hoàn chỉnh. Trừ khi được trải nghiệm mới thấy được quy trình làm seo bài bản luôn mang lại lợi ích cho bạn trong quá trình làm seo.
Nghiên cứu từ khóa
Theo như bạn nghĩ thì làm thế nào để có một bộ từ khóa hoàn chỉnh cho một dự án seo chuyên nghiệp. Có thể bạn là một công ty dịch vụ chuyên làm các dự án seo, có thể bạn là người tự lên một kế hoạch seo và triển theo một quy trình seo bài bản. Nghiên cứu từ khóa là một trong số những bước quan trọng nhất trong một quy trình làm seo mà bạn không thể bỏ qua. Nó quyết định cho cả một dự án seo của bạn có thành công hay không, có mang lại lợi nhuận hay không cũng là nhờ vào bước này. Để có một quy trình nghiên cứu từ khóa hoàn chỉnh bạn hãy xem các bước theo hướng dẫn nghiên cứu từ khóa của Vietmoz nhé.
10 bước nghiên cứu từ khóa huyền thoại
- Tự sướng
- Hỏi ý kiến người thân, khách hàng
- Nghiên cứu từ khóa qua google suggest
- Xác định website của đối thủ để nghiên cứu
- Tìm kiếm nhóm key của đối thủ dựa vào title
- Nghiên cứu thẻ meta keywords của đối thủ qua công cụ seoquake
- Sử dụng công cụ seo để nghiên cứu từ khóa
- Sử dụng công cụ keywords planer để nghiên cứu
- Sử dụng nhóm key có được từ quảng cáo google adwords
- Tổng hợp và phân chia từ khóa trên file excel theo từng nhóm, từng phân khúc khách hàng khác nhau. Phân chi các từ khóa chính, từ khoa phụ, từ khóa tin tức, từ khóa hỏi đáp…
Tại sao lại có quy trình nghiên cứu từ khóa trong seo
Để có một quy trình seo chuyên nghiệp thì bạn phải có một bộ từ khóa hoàn chỉnh thì mới đạt hiệu quả cao trong công việc được. Vì vậy bất kỳ một seoer nào khi bắt đầu một dự án seo nào thì cũng phải làm công việc nghiên cứu từ khóa để đưa ra một kế hoạch cụ thể. Bạn có thể biết được nhóm từ khóa nào đang có độ cạnh tranh cao, có độ cạnh tranh thấp để bạn lên cho mình một kế hoạch hoàn chỉnh nhất. Ngoài việc nghiên cứu ban đầu ra thì bạn quá trình nghiên cứu bạn sẽ phải làm trong suất quá trình làm seo của bạn.
Tác dụng của việc nghiên cứu từ khóa giúp ích cho bạn rất nhiều, nó có thể giúp bạn không seo những từ khóa vô nghĩa, xác định từ khóa chính phụ để lên một cấu trúc hoàn chỉnh, nắm bắt được khách hàng đang quan tâm đến điều vì về sản phẩm hoặc dịch vụ bạn đang cung cấp. Đánh giá mức độ chuyển đổi của một nhóm từ khóa để dẫn đến quyết định đầu tư vào bao nhiêu tiền cho chiến dịch, tăng view vào những nhóm từ khóa có tỉ lệ chuyển đổi cao, điều quan trong hơn hết chính là bạn xây dựng mạng lưới nội dung thích hợp với từng hành vi, nhu cầu của khách hàng khi tìm kiếm đến trang web của bạn.
Xác định đối tượng người dùng
Sau khi bạn đã có bộ từ khóa đã được nghiên cứu từ 10 bước trên thì bạn có thể tiến hành nghiên cứu xem đối tượng tìm đến bạn là những ai, khách hàng tiềm năng là những ai, nhóm nào đã có tỉ lệ chuyển đổi cao, sự qua tâm của khách hàng đến các dịch vụ, sản phẩm của bạn.
Xác định nội dung
Bạn cần phải có từ khóa để xác định nội dung khách hàng đang quan tâm đến bạn bằng những từ khóa nào để bạn có những nội dung thích hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng đó. Giải đáp những suy nghĩ thắc mắc của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ mà bạn đang cung cấp bằng những nội dung hấp dẫn. Nghiên cứu và tìm kiếm những từ khóa nào dẫn đến khách hàng quan tâm đến những sản phẩm và dịch vụ của bạn. tiếp đến là nội dung của bạn đang gắn liên với nhóm từ khóa nào cho những nhóm đối tượng nào để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phân chia và nhóm các từ khóa
Bạn đã có một nhóm từ khóa để bổ trợ rồi nhưng lại không biết phân nhóm kiểu gì thì tôi sẽ chỉ cho các bạn cách đế nhóm từ khóa theo bài bản và hoàn chỉnh cho một quy trình seo chuyên nghiệp. trước tiên bạn tạo một file excel hoặc bảng trang tính rồi copy tất cả những từ khóa liên quan đến ngành nghề của bạn đã tìm và nghiên cứu được ở phần trên vào trong file.
Nghiên cứu cấu trúc trang web
Sau khi đã có được bảng từ khóa cụ thể và chi tiết rồi bạn nên xác định xem nhóm từ khóa bạn nên seo ở đường dẫn nào. Trên trang có các đường dẫn dưới đây sẽ giúp bạn nắm được đường dẫn nào cần được tập trung
- Từ khóa trang chủ
- Từ khóa chuyên mục
- Từ khóa bài viết, sản phẩm, dịch vụ hay tin tức…
Qua đó bạn có thể biết được hướng để tạo nên một cấu trúc hoàn chỉnh qua từng website khác nhau, để có thể biết được website của bạn cấu trúc có thân thiện với người dùng không. Có thích hợp với luồng người dùng tìm kiếm những thông tin trên website, qua đó cũng nói lên rằng thứ hạng của nhóm từ khóa đó cũng được cải thiện rõ rệt. Nói đến cấu trúc thì phải nói đến những liên kết nội bộ, những liên kết trong trang được sắp sếp cố định hay lưu động theo một cấu trúc cụ thể.
Nghiên cứu đối thủ
Trong quy trình làm seo tổng thể bước nghiên cứu đối thủ cũng quan trọng không kém phần nghiên cứu từ khóa. Nó có thể giúp bạn định lượng được công việc bạn cần làm hết bao nhiêu thời gian. Ngoài nghiên cứu về các tiêu chí về onpage của đối thủ cạnh tranh ra thì còn một số cái cần nghiên cứu bạn hãy xem phần dưới đây nhé.
Phân tích mức độ cạnh tranh của từ khóa với đối thủ
Phân tích từ khóa của đối thủ là một phần ảnh hưởng đến quá trình làm seo của mình đến 40% sư thành công của một dự án đó. Nhưng chỉ phân tích từ khóa thôi là chưa đủ. Mà bạn phải đi sâu vào cụ thể xem từng từ khóa mà đối thủ đang có view về chính website của họ. khi bạn đã biết được một nhóm từ khóa của đối thủ cạnh tranh rồi thì bạn sẽ có một quy trình seo chuyên nghiệp cho từ khóa đó để dự án bạn làm sẽ được hoàn hảo hơn.
Phân tích tổng thể website của đối thủ
Khi chạm vào đối thủ cạnh tranh là một phần rất là khó, họ có những cách làm khác nhau mà không phải ai cũng nghiên cứu được hết. bạn phải phân tích trải nghiệm trên website của họ. các thông tin và các kĩ thuật seo của họ là gì để biết điều gì đó cho quá trình rối ưu của mình.
Phân tích hệ thống link của đối thủ
Trong trường hợp bạn phân tích các hệ thống link của đối thủ cũng có thể ảnh hưởng đến 30% thành công của một dự án nếu bạn không làm chi tiết hệ thống của họ. Bạn có thể dùng công cụ Ahref để check toàn bộ hệ thống link của đối thủ. Trong trường hợp bạn không tin tưởng công cụ này thì bạn có thể sử dụng công cụ khác để check. Vì cũng có một số đối thủ chặn công cụ Ahref nên không check được. Với công cụ này bạn có thể check được nguồn backlink đến từ đâu, có uy tín hay không. Hệ thống link đến từ diễn đàn hay là từ hệ thống các site vệ tinh. Từ đó bạn có thể đưa ra một quy trình seo cụ thể nhất đối với từng đối thủ có mạnh hay không.
Một ý rất hay đó là đối thủ đang làm link ở những diễn đàn nào hay nguồn nào thì bạn cũng có thể làm link ở những nơi tương tự và có thể làm tốt hơn họ thì tỉ lệ lên tóp sẽ cao hơn. Bạn chỉ việc tải về và lọc rồi đăng ký và đăng bài làm link quảng bá thương hiệu của bạn.
Phân tích nội dung của đối thủ
Đối với nội dung mà bạn không nghiên cứu kỹ thì quy trình làm seo của bạn sẽ gặp khó khăn. Để website lên top nhanh được thì bạn cần phải làm nội dung thật chu đáo thì mới có thể đẩy top nhanh các từ khóa được. Bạn nghiên cứu kỹ nội dung của đối thủ, xem họ đang viết gì, những thông tin gì cho khách hàng đọc thì ít nhất bạn cũng phải có những thông tin đó.
Phân tích traffics của đối thủ
Bạn dùng công cụ similarweb.com để check traffics của đối thủ sẽ được tổng traffics trung bình một tháng. Sau đó bạn có thể chia ra và trừ đi 30% tỉ lệ sai số và tính được lượng traffics trong ngày là một con số ước tính cụ thể mang tính chất tương đối.
Khi bạn đã có số lượng tương đối traffics trong ngày rồi thì bạn sẽ có một kế hoạch cụ thể. Do vậy bạn có những view nguồn đến từ đâu (ví dụ; từ nguồn facebook, youtube, mạng xã hội nước ngoài, từ backlink, search trực tiếp từ google, từ cốc cốc, trực tiếp vào website….)
Quy trình làm seo với chi tiết công việc hằng ngày
Quy trình seo đẳng cấp chính là thực hiện đúng những gì kế hoạch đã được đề ra, các công việc dù chỉ là nhỏ vặt nhưng vẫn phải hoàn thành như đúng theo kế hoạch. Như các bạn đã biết một kế hoạch đề ra mà công việc hằng ngày mà không đạt đúng yêu cầu thì dẫn đến hệ trọng liên quan đến kế hoạch. Công việc không hoàn thành dẫn đến quy trình seo của bạn bị đổ vỡ. Chính vì thế, bạn cần phải hoàn thành công việc của một ngày để cho kế hoạch được tốt hơn. Công việc trong ngày được chia ra các mục để bạn thực hiện cho tốt.
Nội dung
Với nội dung thì bạn cần phải có kế hoạch, quy trình cụ thể để thực viện những nội dung cho người đọc theo quá trình xuyên suất. Bạn phân chia bài nào viết trước, bài nào viết sau để thích hợp hơn với kế hoạch mà bạn đã đề ra. Ngoài ra, bạn cũng để ý đến nhóm từ khóa của bạn xem nhóm nào nên viết trước và nhóm nào viết sau vừa lực với bạn. Cấu trúc bận phân chia cũng phải hợp lý với người đọc theo trình tự từ trên xuống dưới. Điều cốt lõi là bạn có một quy trình viết bài seo cụ thể đối với từng website khác nhau thì độ cạnh tranh khác nhau nên bạn tối ưu cho những từ khóa nào trước và từ khóa nào sau để thích hợp với thông tin khách hàng đang tìm kiếm.
Backlink
Quy trình đi backlink hằng ngày cũng là một vấn đề bạn cần quan tâm đến. Không phải là nay bạn đi nhiều hơn ngày mai để ngày mai làm việc khác mà phải đi thường xuyên có tỉ lệ backlink sẽ không đều và bất thường. Ngoài ra, những backlink cũng đồng hành song song với nội dụng theo các ý sau:
- Chủ đề của Baklink liên quan đến nội dung
- Số lượng link được trỏ về website của bạn và hỗ trợ cho bài viết nào trên trang.
- Đa dạng backlink theo từng loại link khác nhau.
- Những link đó được đăng trên trang nào. Có liên quan đến ngành nghề bạn đang muốn quảng bá không.
- Mô hình xây dựng backlink như thế nào cho hợp lý nhất, tăng trải nghiệm người dùng.
Traffics
Trong một ngày bạn cũng phải làm và tăng traffics cho website hoặc cho chính bài viết mà bạn muốn đẩy top. Để làm được traffics tối ưu tốt cho seo thì bạn cần phải nắm được những ý chính sau:
- Nguồn traffics đến từ đâu, diễn đàn, mạng xã hội, tìm kiếm trực tiếp, tìm kiếm tự nhiên…
- Số lượng tăng lên là bao nhiêu trong một ngày
- Tăng traffics cho bài viết mới hay bài viết cũ cung có một quy trình cụ thể.
- Đo lường được sự tăng trưởng của traffics sao cho thích hợp với người dùng hiện tại để websitee tăng trưởng tốt nhất.
Công cụ tracking
Đây là một trong số những công cụ đang được rất nhiều các chuyên gia seo sử dụng nó như một cánh tay đắc lực cho những quy trình của mình. Để sử dụng những công cụ hiệu quả thì bạn cần phải nắm rõ cơ chế hoạt động của nó, những lợi ích và tác hại của nó để bạn sử dụng nó sao cho hiệu quả nhất. Dưới đây là chi tiết một số công cụ bạn không thể không quan tâm khi là một người làm seo thực sự.
Công cụ của google
Google Search Console là một trong số những công cụ hữu ích mà chính google cung cấp cho những người quản trị web. nó mang lại giá trị thực sự cho người quản trị biết được những lỗi lầm trên trang web của bạn và những hình phạt từ google đến website của bạn.
Google analytics là một công cụ chủ yếu đo các chỉ số traffics của website, giúp bạn biết được trong một ngày có những chuyện gì đang sảy ra trên website. Điểm đặc biệt là giúp bạn khắc phục và tối ưu lại website tốt nhất khi khách hàng vào tìm kiếm các thông tin.
Công cụ theo dõi hành vi của khách hàng
Công cụ Hotjar: https://www.hotjar.com/
Công cụ Heap Analytics: https://heapanalytics.com/
Công cụ CrazyEgg: https://www.crazyegg.com/
Công cụ kiểm tra thứ hạng từ khóa
Helu Ranking: http://ranking.helu.vn/
Phần mềm NinjRank: http://www.phanmemninjarank.com/
Rank Tracker của Seo Power Suite
Trong số các công cụ trên thì bạn nên Rank Tracker vì tôi thấy hiệu quả của nó thật khác biệt với các công cụ khác.
Công cụ theo dõi trending tốt nhất
Google trend: https://trends.google.com/trends/?geo=VN
MozCast và một số công cụ khác
Công cụ loại bỏ backlink xấu
Link Detox
Disavow Link Tool: https://www.google.com/webmasters/tools/disavow-links-main?pli=1/
Công cụ tăng view
Mozview: http://mozview.vn/ là một trong số những công cụ hỗ trợ trong quá trình làm seo rất là tốt. bạn nên tham khảo và sử dụng nó nhưng một cánh tay phải hỗ trợ trong quá trình làm seo của mình.
Công cụ bảo vệ bản quyền bài viết
DMCA: http://www.dmca.com/badges.aspx?ref=badge-carousel/
Bạn đã mất bao nhiêu thời gian công sức để soạn thảo ra một bài chuyên môn mà một ai đó đã lấy nó để đăng trên web của họ thì bạn cảm thấy rất là bức xúc. Đây là công cụ rất cần thiết để bảo vệ nội dung (tự viết) trên website của bạn. Thông tin bạn xem chi tiết và các hướng dẫn tại Link trên.
Tối ưu trên trang
Khi bạn đã xác định được những bước bạn cần làm rồi thì bạn có thể dành thời gian để tối ưu những gì hiện có trên trang và chưa có ở trên trang. Bạn xem những phân nào đã có và chưa có để bổ xung vào cho quá trình trải nghiệm được tốt hơn. Sau đây là một số vấn đề cần tối ưu đối với những website hiện có.
Tối ưu tốc độ của trang web
Công cụ kiểm tra tốc độ của trang web chính là pingdom. https://tools.pingdom.com/
Sau khi kiểm tra mà thấy không chất lượng hây có một vấn đề nào đó không ổn thì bạn nên sử dụng công cụ này. https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/
Tối ưu hóa Crawlability
Bạn nên kiểm tra xem website của bạn có gặp vấn đề gì về thu thập dữ liệu hay không. Sau đó tối ưu lại những vấn đề web của bạn đang gặp phải.
- Broken link
- Poor internal link
- Complex URL
- Dynamic page
- Code bloat
- Error in robots.txt
- Orphan page
- Moving your site
- No sitemap
- Fancy technology
- 404 page
Viết bài chuẩn onpage
Việc đầu tiên khi nhắc tới onpage thì bạn phải xác định ngay đến nội dung mà bạn muốn truyền tải đến cho khách hàng có được thông dụng hay không, có mang lại điều gì cho khách hàng hay chỉ là một số thông tin qua loa. Nội dung đầy đủ sẽ dẫn bạn tới top cao nhiều hơn so với những vấn đề bạn quan tâm đến.
Nội dung được viết phải có sự liên quan mật thiết với vấn đề khách hàng đang muốn nói tới. hữu ích với người dùng và chia theo từng phân khúc để khách hàng hiểu được phần nào trong vấn đề họ đang quan tâm tới. Ngoài ra, bạn cần phải thêm những thông tin tươi mới và độc đáo vào trong content của bạn để thu hút khách hàng đến với bài viết của bạn nhiều hơn.
Tối ưu chuẩn onpage
URL: cần phải được tối ưu, không nên để dài quá 70 ký tự
Thẻ title :có độ dài 60 ký tự nên bạn cũng tối ưu sao cho ngắn ngọn và súc tích, đầy đủ thông tin cho người đùng đọc dễ hiểu nội dụng bạn đang muốn nhắm tới là gì. Tối ưu từ khóa trong thẻ title cũng là một điểm cộng để cho bạn dễ dàng lên top hơn cũng như một số thông tin cần thiết.
Thẻ Heading: trong bài viết của bạn cũng cần có những thẻ heading để phân biệt và phân cấp nội dung. Bạn có thể sử dụng từ khóa nằm trong đó và dùng công cụ Web developer để check chỉ số bạn cần quan tâm nhất.
Density: tối ưu hóa mật độ từ khóa trên trang và theo một trường phái an toàn nhất để tránh những tình trang bị phạt từ google. Thông thường thì mật độ rơi vào khoảng 5% trở xuống là hợp lý nhất.
Internal link: đây là một phần rất là khó nên bạn cũng phải để ý đến vì nó liên quan đến rất nhiều mảng trong trang web. Người dùng rồi ngữ cảnh, link chất lượng….
External link: Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì external link tối đa không nên quá 30%. Vì tỉ lệ kink ra ngoài nhiều qua xẽ làm giảm chất lượng của link đi. Bạn cần phải nắm rõ điều này nhé.
Bôi đậm, in nghiêng, gạch chân: đây là một vấn để bạn quan tâm để nhấn mạnh một ý nào đó bạn muốn nói trong bài để làm nổi bật nó lên.
Độ dài: Với một bài chuyên sâu (bài SEO) thì bạn nên viết dài với số lượng hơn 1000 từ trở nên là tốt nhất. vì nó bổ trợ và bổ xung thêm nhiều thông tin khách hàng cần quan tâm đến cũng như hỗ trợ cho bài viết đầy đủ thông tin hơn.
Thẻ mô tả: Thưởng thì thẻ mô trong 3 năm trở về đây là 160 ký tự. nhưng đầu năm 2018 có một sự thay đổi lên 230 và 320 ký tự. một thời gian hoạt động thì đến thời điểm hiện tại thì lại thay đổi thẻ mô tả về vị trí ban đầu chính là 160 ký tự.
Tối ưu từ khóa: từ khóa bạn nên trải đều trên content và nên nằm trong 150 từ đầu tiên của bài viết.
Hình ảnh: bạn tối ưu hình ảnh sao cho khách hàng vào đọc có thể vừa nhìn ảnh vừa nhìn text cho tốt hơn với trải nghiệm người dùng. Trong một bài viết nên có ít nhất là một ảnh, có ALT , thú thích và link ảnh để cho bài viết của bạn được tối ưu nhất.
Link nofollow: một liên kết ra bên ngoài thì bạn nên sử dụng loại link này vì nó tốt cho trang của bạn không bị tốn kém sức mạnh.
Tối ưu tỉ lệ chuyển đổi
Sau khi nội dung đã hoàn thành hết ở trên tràn rồi thì quy trình seo tiếp theo chính là tối ưu tỉ lệ chuyển đổi từ giao diện, từ khóa chuyển đổi và công việc test các landing page đo lường hiệu quả. Đối với việc tối ưu thì bạn cần phải để ý 2 điều quan trọng này là tối ưu hóa tỉ lệ khách hàng và tối ưu chi phí đầu tư của bạn vào trang web.
Quy trình làm Backlink
Sau khi bạn đã có một kế hoạch làm backlink hoàn chỉnh rồi thì cần một số nơi để quảng bá nó, tìm kiếm các kênh để làm backlink. Bạn không xây dựng các trang vệ tinh thì chỉ còn những diễn đàn để có thể đăng link thôi nên việc tìm kiếm diễn đàn như sau.
- Tìm kiếm các diễn đàn chất lượng
- Lọc các diễn đàn có độ tương tác cao
- Lọc diễn đàn liên quan đến ngành nghề bạn đang kinh doanh
- Đăng ký diễn đàn
- Đăng bài viết quảng bá
- Làm chữ ký và chèn link profile
Bạn cần chú ý đến mức độ tăng trưởng của link và những chỉ số cần thiết. Bởi tăng backlink quá nhiều trong một thời điểm sẽ bị phạt bởi các thuật toán.
Backup quy trình seo không đạt top
Trong quá trình làm một dự án hay một kế hoạch đẩy top nhóm từ khóa nào đó một thời gian nhất định thì bạn cũng luôn phải có một kế hoạch Backup sau khi không hoàn thành dự án. Bạn có thể đo lường trước hoặc có thể thực hiện kế hoạch backup trong vòng 1-2 tháng cuối cùng sau khi kết thúc dự án. Đây là một điều rất là quan trọng trong quy trình làm seo mà bạn cần phải nắm vững được để công việc của bạn luôn luôn thành công.
Trên đây là toàn bộ quy trình seo cụ thể mà bạn cần quan tâm và sử dụng nó để biến kế hoạch đang dở dang thành một kế hoạch hoàn chinh nhất trong khi bắt tay vào dự án. Chúc các bạn thành công.