Thẻ meta description là gì (thẻ miêu tả) là một đoạn văn ngắn gồm 160 ký tự dùng để tóm tắt nội dung của một bài viết hay một trang nào đó. Đây cũng là một trong số những đoạn văn quan trọng trong việc tối ưu onpage và trải nghiệm người dùng. Nói một cách đơn giản hơn thì thẻ meta description là phần nội dung được rút gọn mang ý nghĩa nhất đối với mọi khách hàng khi tìm kiếm. vì nó mang một chút thông tin chi tiết mà khách hàng cần và đang tim hiểu nó có ở trong bài viết của bạn.
Nội dung chính
- 1 Tầm quan trọng của thẻ thẻ meta description
- 2 Thông báo mới nhất của google về tối ưu thẻ meta description
- 3 Cách tạo thẻ meta description tối ưu cho độc giả và google
- 4 Một số lưu ý khi làm viết thẻ mô tả trong quá trình làm seo
- 5 Độ dài của thẻ meta description tối ưu nhất
- 6 Sử dụng từ khóa trong thẻ meta description tối ưu cho seo
- 7 Viết thẻ meta description nhàm chán và không ấn tượng
- 8 Thay đổi thẻ meta description có ảnh hưởng đến thứ hạng không?
- 9 Một số cách giật tít thẻ meta description thu hút người đọc
- 10 Vị trí chỉnh sửa thẻ meta description trong quản trị
- 11 Công cụ kiểm tra thẻ mô tả
Tầm quan trọng của thẻ thẻ meta description
Đối với thẻ thẻ meta description hay còn gọi là thẻ miêu tả, nó rất là quan trọng trong quá trình làm seo. Nó mang tâm cao mới có thể thu hút được khách hàng vào đọc nhờ vào thẻ mô tả để truy cập vào website. Bạn có thể lãng phí nếu như không tạo thẻ meta description hoàn chỉnh dành cho người dùng.
Ngoài ra, thẻ meta description trong seo cũng có ích đối với google vì nó nhận diện được trong nội dung của web site đang nói về vấn đề gì. Google trước đây thì khi tối ưu thẻ meta description cũng làm một tiêu chí xếp hạng nhưng hiện tại bây giờ thì nó không còn là một tiêu chí nữa mà nó chỉ là tín hiệu thôi.
Thông báo mới nhất của google về tối ưu thẻ meta description
Trong bản tin gần đây của google gửi các webmaster có một ý nói về tạo thẻ meta description nhưng không hẳn là một yếu tố xếp hạng như một nhập chuột để tạo nên một tín hiệu để xếp hạng. nhưng gần đây thì google đã xem nó như một tiêu chí để xếp hạng đối với google, nói cách khác thì tạo thẻ meta description là thu hút lượng khách hàng truy cập vào trong trang web và ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng.
Khi tìm kiếm một từ khóa nào đó thì kết quả trả về tất cả các trang web nằm trong trang 1 đều có chứa từ khóa đó trên thẻ meta description và nó nói về nội dung liên quan đến từ khóa mà khách hàng đang là tìm kiếm.
Cách tạo thẻ meta description tối ưu cho độc giả và google
Tối ưu mô tả là một phần cũng khó trong quán trình làm seo, thực tế thì nó chỉ là một đoạn nội dung ngắn dành cho người đọc và dành cho google. Tuy vậy, cũng không phải là quá khó đối với các bạn seoer chuyên nghiệp. Chỉ cần bạn viết một đoạn tối đa 160 ký tự mo tả ngắn và súc tích nội dung bạn cần truyền đạt tới khách hàng là được.
Các thẻ thẻ meta description thường không xuất hiện trên website mà nó nằm trong phần quản trị. Tuy nhiên có một số mã nguồn hoặc tự code không có chỗ điều chỉnh sửa thẻ meta description nên rất là khó trong quá trình làm seo. Nhưng không hẳn là tran đó không hiển thị thẻ meta description mà google nó nhận bất kỳ một đoạn văn nào trong bài đó để hiển thị lên kết quả tìm kiếm.
Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng mã nguồn wordpress để sử dụng dễ dàng hơn trong quá trình tối ưu thẻ miêu tả được tốt hơn. Ngoài ra theo kinh nghiệm của tôi làm seo cũng trải qua một vài dự án khó thì việc bạn sử dụng mã nguồn WordPress seo lên nhanh hơn các mã nguồn khác.
Điều khác biệt nữa chính là bạn phải tối ưu từ khóa vào trong thẻ meta description sao cho người đọc cảm thấy có động lực để click vào để đọc. Google cũng nhận đó là một đoạn văn hữu ích và đạt điểm cộng cho các dịch vụ của mình.
Một số lưu ý khi làm viết thẻ mô tả trong quá trình làm seo
Bạn không nên viết trung lặp thẻ miêu tả vì khi đó google sẽ đánh giá bài viết của bạn không được tốt để hiển thị kết quả tìm kiếm. Tốt nhất bạn nên viết thẻ meta description chính xác nội dung đang nói trong bài. Và thể hiện được súc tích ngắn gọn của nó. Điều đó dẫn đến bạn phải tối ưu mô tả mang tính chất giới thiệu chung hoặc tối ưu kêu gọi hành động từ những người đọc. Một lưu ý quan trọng chính là tất cả các bài viết, chuyên mục, trang chủ đều phải viết riêng biệt các thẻ meta description giúp google dễ nhận biết và tỉ lệ lên top sẽ cao hơn.
Độ dài của thẻ meta description tối ưu nhất
Cuối năm 2017 google có cập nhật độ dài của thẻ meta description từ 160 ký tự lên đến 320 ký tự. nhưng sau một thời gian 2-3 tháng đưa vào sử dụng thì đầu năm 2018 google lại cập nhật lại về với con số ban đầu là 160 ký tự. trong trường hợp bạn không viết thẻ mô tả hoặc viết thẻ mô tả nhưng lại không tối ưu thì google sẽ tự động lấy những thông tin hữu ích nhất trong bài viết đó để hiển thị cho người dùng những thông tin chính xác nhất.
Bạn có thể quan tâm: TIPs SEO – Tối ưu Title & Meta Description
Sử dụng từ khóa trong thẻ meta description tối ưu cho seo
Trong quá trình tối ưu thẻ miêu tả thì người làm seo cũng nên chú ý đến từ khóa nằm trong thẻ miêu tả đó. Việc đưa thẻ miêu tả vào nhằm mục đích tối ưu cho google hiểu được rằng tôi đang tối ưu thẻ meta description trong bài viết này và muốn đứng top bài viết này với từ khóa mà tôi đang tối ưu.
Trong trường hợp từ khóa không nằm trong thẻ miêu tả hoặc từ khóa không liên quan đến nội dung được nói trong bài thì quả thật rất khó để có thể tối ưu để lên top kết quả tìm kiếm. Ngoài ra, bạn cũng nên tối ưu thẻ meta description theo những gì đã tối ưu trên thẻ tiêu đề thì sẽ đồng bộ và được tối ưu hơn. Khách hàng nhìn vào thì sẽ thấy nội dung này như dành riêng cho mình vậy bởi vì từ khóa được tối ưu tốt nhất cho chính nội dung được nói bên trong. Khi đó có thể thấy được niềm vui trọn vẹn của khách hàng khi tìm đúng thông tin khách hàng đang cần.
Viết thẻ meta description nhàm chán và không ấn tượng
Bạn viết được một đoạn thẻ miêu tả suất sắc thì không hẳn bạn không thể đùng các ý dưới đây để tô thêm vẻ đẹp, ấn tượng, sâu sắc đến người đọc. Bạn có thể tham khảo một vài tiêu điểm dưới đây.
Không nên nhồi nhét từ khóa quá mức vào thẻ meta description mà phải viết thật tự nhiên để khách hàng đọc không bị rối hoặc khó hiểu.
Đảm bảo tính tự nhiên logic phù hợp với mọi ngữ cảnh
Bạn nên sử dụng một số ký hiệu đặc biệt hoặc ngôi sao sếp hạng để to thêm vẻ đẹp cho đoạn thẻ miêu tả của bạn.
Và bạn đừng quên thẻ meta description là gì trong khi tối ưu onpage.
Thay đổi thẻ meta description có ảnh hưởng đến thứ hạng không?
Thẻ meta description là gì? Là một đoạn văn ngắn có độ dài 160 ký tự, được viết để tăng thêm trải nghiệm của người dùng và tóm tắt nội dung trên trang. Vậy thay đổi thẻ meta description có lợi và có hại gì bạn cùng xem những lưu ý dưới đây nhé.
Trong quá trình tối ưu thẻ meta description thì không hẳn ai cũng hoàn thành xuất sắc những gì khách hàng đang tìm kiếm. vì thế cần phải thây đổi khi cần thiết hoặc thông tin chưa chính xác với nội dung hoặc chưa tôi tưu tốt cho seo thì bạn có thể thay đổi nó. Tuy nhiên có một chú ý đó là sự thay đổi thẻ miêu tả là trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng của một số từ khóa. Vì vậy, trước khi thay đổi bạn hãy lưu lại mô tả cũ lại trừ trường hợp bạn thay mới hoặc chỉnh sửa thì thứ hạng của từ khóa bị tụt top quá nhiều thì cần phải thay đổi lại thẻ miêu tả cũ để giữ thứ hạng như ban đâu.
Bạn quan tâm đến : Cách viết thẻ Meta Description tốt nhất cho Seo
Một số cách giật tít thẻ meta description thu hút người đọc
- Đưa con số vào thẻ mô tả
- Sử dụng các sự kiện bên lề
- Giới hạn độ tuổi
- Sử dụng những cách phát hiện
- Thuật ngữ và những từ mới mẻ
- Nhắm vào mục tiêu cụ thể
- Người nổi tiếng
- Thêm tính từ và trạng từ
- Đặt ra những câu hỏi
- Cường điệu hóa vấn đề
- Tin bí mật
- Tin khuyến mại
- Tạo ra sự bất ngờ, liên tưởng
- Tạo chuyển động thời gian sống
- Ăn theo sự kiện hot
- So sánh
- Đúc rút tổng quan
- Báo cáo, thống kê, nguồn tin cậy
- Thời gian và tiền bạc
- Dùng biện pháp ủng hộ đám đông
- Treo đầu dê, bán thịt chó
- Câu chuyện bản thân trải nghiệm
- Gây tranh cãi, ức chế đám đông
- Sử dụng từ ngữ thúc giục
Vị trí chỉnh sửa thẻ meta description trong quản trị
Đối với những website sử dụng mã nguồn wordpress thì cài thêm plugins yoast seo premium vào để tiến hành chỉnh sửa và tối ưu thẻ thẻ meta description thích hợp với người dùng. Bạn có thể tùy chỉnh và chỉnh sửa theo các tiêu chí tối ưu như bên trên đã phân tích để người dùng đọc được đoạn văn miêu tả đó thích hợp với những suy nghĩ của họ đang nghĩ tới.
Công cụ kiểm tra thẻ mô tả
Việc kiểm trả thẻ miêu tả trên một bài viết cũng là một phần rất là quan trọng. nhưng không phải bạn viết thẻ mô tả nào cũng được hiển thị đúng như bạn đã tối ưu, nó có thể hiển thị bất kỳ một đoạn văn nào trong bài mà nó cho là hữu ích nhất để hiển thị cho khách hàng đọc. Do vậy cần phải có công cụ để kiểm tra xem thẻ miêu tả đã được tối ưu chưa thì bạn hãy dùng công cụ seoquake để kiểm tra.
Bạn vào trang web cần kiểm tra và click vào công cụ seoquake, sau đó vào phần Page Info thì thể hiện cho bạn các chỉ số trong đó có thẻ meta description và bạn nhìn vào đó để xem và tối ưu cho tốt.
Kết luận
Thẻ meta description là gì mà tất cả các bạn seoer đều phải quan tâm đến nhưng không hẳn là tất cả mà là mọi thứ đã trở nên tốt đẹp hơn nếu như bạn tối ưu nó thật tốt. Giúp cho khách hàng hiểu được tầm quan trọng của đoạn miêu tả ngắn cho một bài viết thể hiện hết ý đồ được viết trong bài. Ngoài ra, nó còn giúp trang web tăng thêm tỉ lệ click vào trang web cũng nhờ vào những ý chính trong thẻ mô tả.
Xem thêm: kiến thức séo nâng cao
Chính vì vậy bạn cần phải tối ưu thẻ miêu tả sao cho tốt đối với cả google và cả cho khách hàng khi quan tâm đến các vấn đề họ đang tìm kiếm.
Bản quyền thuộc về Seokool.com . Vui lòng trỏ link về bài viết gốc, ghi rõ nguồn http://Seokool.com và tên tác giả viết bài nếu các bạn copy bài viết này.